Một số loại côn Côn

Dựa trên cấu tạo của côn và tùy thuộc võ phái, có thể phân chia côn thành hàng trăm tiểu loại. Tuy nhiên, trong ứng dụng thực chiến côn thường nằm trong hai loại: côn một khúc và côn gồm nhiều khúc nối vào nhau.

Côn một khúc

  • Trường côn: cây gậy rất dài, có thể cao bằng đầu, cao hơn đầu một nửa cánh tay, hoặc thậm chí dài tới 2,5 mét được các chi phái Vịnh Xuân quyền sử dụng trong bài Lục điểm bán côn.
  • Tề mi côn: côn ngắn tới ngang chân mày người tập, thịnh hành trong các võ phái cổ truyền Việt Nam. Các hệ phái võ thuật ở Bình Định còn gọi Tề mi côn là Roi chiến.
  • Trung côn: cao tới ngang nách người tập.
  • Đoản côn: gậy ngắn, thường dài bằng một cánh tay người tập. Có thể sử dụng cả hai đoản côn gọi là song côn. Một biến thể của nó được ứng dụng thời hiện đại rất phổ biến dưới tên gọi dùi cui.
  • Tiểu đoản côn: loại côn được các hệ phái Karatedo ưa chuộng, chỉ dài cỡ 10–15 cm có thể để gọn trong lòng bàn tay, thường dùng ngón út để đẩy đầu côn lên và ngón cái để đẩy đầu côn xuống khi đâm, chọc hỗ trợ đòn đánh gia tăng lực sát thương hàng chục lần.
  • Quải (tonfa): một dạng dùi cui hay đoản côn có cán chĩa ngang hình chữ L, xuất xứ từ Okinawa, rất thịnh hành trong Karate.
  • Kiếm gỗ (Nhật Bản) làm bằng gỗ sồi cũng có thể coi là một dạng côn vì sức công phá mạnh mẽ của nó.

Côn nhiều khúc

  • Tử mẫu côn: một trung côn nối với một đoản côn bằng sợi dây chắc, thịnh hành trong các võ phái Việt Nam với tên gọi Thiết lĩnh. Trong võ thuật Trung Hoa, nguyên khởi từ Tống thái tổ Triệu Khuông Dẫn có tên gọi "đại bàn long côn", thời cận đại ở phương Bắc lại gọi là "đại tảo tử" và "tiểu bàn long côn" (tiểu tảo tử).
  • Côn nhị khúc (nunchaku): còn gọi là lưỡng tiết tiên, song tiết tiên, xuất xứ từ Okinawa.
  • Côn tam khúc: còn gọi là tam tiết côn. Loại côn này thường dùng ba đoản côn dài bằng nhau được nối với nhau bằng dây mềm.
  • Song hổ vĩ côn: dạng côn gồm 3 đoạn nối vào nhau tương tự như côn tam khúc, nhưng ba đoạn có chiều dài không đều nhau nối theo thứ tự từ dài đến ngắn. Song hổ vĩ côn thường sử dụng cả đôi (bài hát). Nếu sử dụng đơn được gọi tên là hổ vĩ côn, Bài song hổ vĩ côn được Lão Võ Sư Trần Công sáng tạo nên và trở thành thế võ đặc dị của Sơn Đông Không Động Việt Nam! Sau khi truyền cho đệ tử nhưng vì không thấm nhuần được hết những tinh hoa trong song hỗ vĩ côn nên người đồ đệ này đã đổi tên thành song hổ vĩ tiên và thành lập môn phái khác không dám dùng tên cũ "song hổ vĩ côn"